Có phải bạn luôn xem đánh giá sản phẩm dịch vụ trước khi đưa ra quyết định? Đây là thói quen mua hàng của hầu hết mọi người. Dù đó là thực phẩm, sách, đồ dùng nhà bếp, thuê khách sạn hay thậm chí là đồ chơi cho chó, mọi người luôn xem các bài đánh giá sản phẩm trực tuyến.
Vậy làm thế nào để viết đánh giá chất lượng cao và tạo được sự tin tưởng cho người dùng? Cùng tìm hiểu trong bài viết này.
1. Đánh giá sản phẩm dịch vụ là gì?
Đánh giá sản phẩm là chia sẻ ý kiến của người đánh giá về các tính năng, hiệu suất, chất lượng và giá trị tổng thể của nó. Mục đích của việc này là cung cấp cho người mua tiềm năng chi tiết và trung thực về sản phẩm để giúp họ đưa ra quyết định sáng suốt trước khi mua hàng.
Bên cạnh đó, đánh giá sản phẩm có thể bao gồm thông tin như thông số kỹ thuật của sản phẩm, lợi ích và nhược điểm của sản phẩm cũng như so sánh với các sản phẩm tương tự khác trên thị trường.
Nó cũng có thể bao gồm trải nghiệm hoặc câu chuyện cá nhân về cách sản phẩm được sử dụng. Cũng như bất kỳ vấn đề hoặc mối quan tâm nào mà người đánh giá gặp phải khi sử dụng sản phẩm.
Tìm hiểu thêm: Dịch vụ viết bài chuẩn SEO chuyên nghiệp 2023 – Ken Marketing Solutions
2. Lợi ích của việc viết đánh giá sản phẩm dịch vụ?
Đánh giá sản phẩm được xem là cách hữu ích nhất để loại bỏ những lo ngại của người mua hàng về một sản phẩm. Phần lớn mọi người bị ảnh hưởng bởi các đánh giá trước khi đưa ra quyết định mua hàng.
Người bán thường bỏ qua bước quan trọng là đánh giá sản phẩm. Trọng tâm chính vẫn là thiết kế giao diện và tối ưu hóa trang thanh toán nhưng không có gì thực sự quan trọng nếu bạn không nhận được đánh giá tốt về sản phẩm của mình.
Theo số liệu thống kê được từ Invesp, 90% người tiêu dùng đọc đánh giá trực tuyến trước khi mua hàng và 88% người tiêu dùng sẽ thực hiện hành động sau khi đọc đánh giá tích cực.
Bây giờ, với tất cả những lý do đó, đã đến lúc tìm hiểu xem bạn có thể làm gì để tạo ra một bài đánh giá sản phẩm chất lượng cao.
Tìm hiểu thêm về SEO WordPress: Bài viết chuẩn SEO | 6 thủ thuật viết content chuẩn SEO nhanh hơn
3. 5 mẹo viết đánh giá sản phẩm chất lượng cao
Tạo nội dung đánh giá không đơn giản như liệt kê các tính năng của sản phẩm, viết một đoạn văn về lý do bạn thích/không thích sản phẩm đó. Nếu bạn muốn xếp hạng ở đầu Google với các bài đánh giá hữu ích, bạn cần phải tìm hiểu sâu hơn. Cùng khám phá 5 mẹo sau đây.
3.1. Giới thiệu sản phẩm dịch vụ
Điều đầu tiên, mọi đánh giá nên bắt đầu từ giới thiệu sản phẩm, dịch vụ. Phần giới thiệu ngắn gọn về đánh giá sản phẩm có thể giúp thu hút sự chú ý của những người mua có động cơ cao.
Hãy sử dụng các từ và cụm từ tích cực, hấp dẫn để giúp người đọc dễ dàng xác định. Hầu hết những người đọc đánh giá không tìm kiếm một bài luận về loại hoặc danh mục sản phẩm. Vì vậy, hãy giữ cho nó ngắn gọn và đầy đủ thông tin nhất.
Nếu bạn gặp bất kỳ khó khăn hay thắc mắc nào, đừng ngại ngần liên hệ ngay với Ken Marketing Solutions để được tư vấn chi tiết.
Email: hello@ken-marketing.com
Tel: (84) 938 195 827
Website: https://ken-marketing.com/
3.2. Đánh giá sản phẩm từ quan điểm, sự đồng cảm với người dùng
Lời khuyên tiếp theo chúng tôi muốn chia sẻ với bạn là hãy viết đánh giá sản phẩm dịch vụ từ quan điểm của người dùng. Bạn có thể phân biệt bài đánh giá của mình với bài đánh giá khác bằng cách kết nối với người đọc ở cấp độ cá nhân và đồng cảm với nhu cầu của họ.
Thay vì liệt kê các tính năng của sản phẩm hoặc dịch vụ, hãy cung cấp thông tin hữu ích về cách sản phẩm hoặc dịch vụ có thể giải quyết vấn đề của học. Để truyền đạt sự đồng cảm đến khách hàng, hãy cân nhắc sử dụng những điều sau đây trong bài đánh giá sản phẩm:
– Giọng văn thân thiện: Sử dụng ngôn ngữ ngôi thứ nhất và giọng điệu trò chuyện, nhẹ nhàng khi viết bài đánh giá sản phẩm.
– Câu hỏi tu từ: Đặt câu hỏi tu từ là một cách tuyệt vời để kết nối vấn đề của họ với giải pháp do sản phẩm hoặc dịch vụ cung cấp. Đồng thời thể hiện sự đồng cảm thông qua trải nghiệm được chia sẻ.
– Tính nhân văn: Thông thường, khách hàng hình thành mối liên kết mạnh mẽ hơn với con người so với thương hiệu hoặc doanh nghiệp. Cố gắng sử dụng ngôn ngữ chân thực và dễ hiểu để thúc đẩy lòng tin.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về kỹ năng đồng cảm với khách hàng qua bài viết: Empathic Skills: Definition and Examples
3.3. Nêu bật lợi ích và tính năng của sản phẩm, dịch vụ
Điều thứ ba bạn cần lưu ý khi viết đánh giá sản phẩm dịch vụ là nêu bật tính năng và lợi ích. Điều này có thể giúp người đọc hình dung chính họ đang sử dụng và hưởng lợi từ sản phẩm hoặc dịch vụ.
Khi mô tả các lợi ích và tính năng, hãy cân nhắc đưa vào nội dung sau:
– Các tính năng cốt lõi: Đây là những tính năng giải quyết trực tiếp nhất các vấn đề của khách hàng.
– Hành động: Sau khi nêu chi tiết các tính năng, hãy mô tả cách chúng hoạt động trong sản phẩm hoặc dịch vụ. Giới hạn mô tả của bạn trong một hoặc hai câu cho mỗi tính năng trong khi cung cấp mô tả chính xác về chức năng.
– Ứng dụng: Sau khi mô tả các tính năng và cách chúng hoạt động, hãy áp dụng chúng vào tình huống thực tế.
Nếu bạn gặp khó khăn trong việc này. Đừng lo lắng, Ken Marketing Solutions có thể giúp bạn. Liên hệ với chúng tôi ngay qua Tel: (84) 938 195 827.
Tìm hiểu thêm: Thiết kế website wordpress trọn gói: 3 điều bạn cần biết
3.4. Thể hiện rằng bạn hiểu biết về những gì bạn đang đánh giá
Tại sao người dùng nên tin tưởng bạn hoặc quan tâm đến ý kiến của bạn? Điều thứ tư và cũng không kém phần quan trọng khi viết đánh giá sản phẩm là cho thấy bạn là một chuyên gia.
Có nhiều cách để chứng minh điều này:
– Giải thích cách bạn đã thử nghiệm sản phẩm: Ví dụ có thể bạn đã thử nghiệm một loại kem dưỡng da mặt bằng cách sử dụng nó mỗi tối trước khi đi ngủ trong một tháng. Hoặc có thể bạn đã thử ba máy xay sinh tố khác nhau bằng cách thử cùng một bộ công thức sinh tố trên mỗi máy.
– Bao gồm một tiểu sử tác giả: Bạn cũng có thể bao gồm tiểu sử tác giả ở cuối bài đánh giá. Đề cập đến kinh nghiệm/chuyên môn của bạn trong danh mục sản phẩm bạn đang đánh giá.
– Đưa ra ngữ cảnh: Đối với một số sản phẩm, bạn có thể không có kinh nghiệm và vẫn đưa ra đánh giá hữu ích.
Ví dụ: trong bài đánh giá máy uốn tóc, bạn không giỏi tạo kiểu tóc nhưng sản phẩm này được cho là sẽ giúp bạn tạo kiểu tóc dễ dàng mà không cần phải là chuyên gia.
3.5. Giúp người dùng hiểu rõ hơn về sản phẩm dịch vụ
Cuối cùng, hãy giúp người dùng hiểu rõ hơn về sản phẩm dịch vụ qua bài đánh giá.
– Thêm hình ảnh, video: Đây là một yếu tố khá quan trọng. Hãy đảm bảo có video giới thiệu sản phẩm hoặc thêm hình ảnh của sản phẩm từ các góc giúp thể hiện hình thức và cảm nhận của sản phẩm.
– Kể một câu chuyện về trải nghiệm của bạn khi sử dụng nó: Bao gồm các chi tiết cảm quan và thời gian/ở đâu/tại sao bạn sử dụng sản phẩm.
Ví dụ: đánh giá về kem dưỡng da mặt, có thể bạn đã sử dụng nó vào ban đêm sau một ngày dài và làn da của bạn luôn căng sáng dù không khí khô hanh của mùa đông.
Ngoài 5 mẹo trên, để giúp mọi người khám phá các trang đánh giá của bạn trong Google Tìm kiếm và trên các nền tảng khác của Google. Bạn cũng có thể làm theo các phương pháp sau:
– Giải thích điều gì tạo nên sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh.
– Mô tả cách một sản phẩm đã phát triển từ các mẫu hoặc bản phát hành trước đó để cung cấp các cải tiến, giải quyết các vấn đề hoặc giúp người dùng đưa ra quyết định mua hàng.
– Tập trung vào các yếu tố ra quyết định quan trọng nhất, dựa trên kinh nghiệm hoặc kiến thức chuyên môn của bạn (ví dụ: đánh giá ô tô có thể xác định rằng tiết kiệm nhiên liệu và an toàn là những yếu tố ra quyết định chính và đánh giá hiệu suất trong các lĩnh vực đó).
– Khi đề xuất điều gì đó là tốt nhất về tổng thể hoặc tốt nhất cho một mục đích nhất định, hãy nêu lý do tại sao bạn cho rằng điều đó là tốt nhất, kèm theo bằng chứng hỗ trợ trực tiếp.
– Đảm bảo có đủ nội dung hữu ích trong danh sách được xếp hạng của bạn để chúng tự đứng vững, ngay cả khi bạn chọn viết các bài đánh giá chuyên sâu riêng biệt.
Tìm hiểu thêm: Bí kíp giúp bạn xây dựng website thành công chỉ với 5 yếu tố
4. Kết luận
Đánh giá sản phẩm có thể là một nguồn tài nguyên tuyệt vời cho mọi người khi đưa ra quyết định. Khi viết bài đánh giá, hãy tập trung vào chất lượng và tính nguyên bản của bài đánh giá chứ không phải độ dài. Hy vọng những mẹo trên hữu ích với bạn.
Nếu có bất kỳ khó khăn, đừng ngần ngại liên hệ với Ken Marketing để được hỗ trợ và tư vấn chi tiết nhất.
thxduyen
Có thể bạn quan tâm:
Landing Page là gì? Tìm hiểu “tất tần tật” về Landing Page
Cập nhật giao diện mới cho thuật toán Google tìm kiếm để cải thiện kết quả
“Bỏ túi” ngay 5 mẹo tối ưu hình ảnh quảng cáo Facebook hiệu quả nhất