fbpx

5 Mẹo siêu hay giúp tối ưu hoá chiến dịch quảng cáo của bạn

Hãy cùng Ken Marketing Solutions tìm con đường ngắn nhất, dễ dàng nhất để tối ưu hoá chiến dịch quảng cáo trên Facebook của bạn. Tất cả những gì bạn cần phải làm là xác định mục tiêu kinh doanh, đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp hướng đến. 

Dưới đây là 5 mẹo giúp bạn thiết lập thành công và tối ưu hoá chiến dịch quảng cáo của mình. 

1. Cài đặt Facebook Pixel

Bước đầu tiên để có thể xây dựng một chiến dịch quảng cáo thành công là cài đặt Facebook Pixel trên trang web của bạn. Như một chiếc camera, Facebook Pixel sẽ giúp bạn theo dõi hành vi, số lượng người dùng khi họ tương tác với website và Facebook Ads của bạn.

Cài đặt Facebook Pixel
Hình 1: Cài đặt Facebook Pixel

Khi có ai truy cập vào website của bạn từ quảng cáo và thực hiện một thao tác bất kì, Pixel Facebook sẽ hoạt động và nhanh chóng báo cáo lại hành động đó trong mục quản lý Facebook Ads. Từ đó, giúp quảng cáo của bạn tiếp cận đúng đối tượng khách hàng mục tiêu. 

Quảng cáo của bạn sẽ thật sự tối ưu nhờ công cụ này đấy!

Tham khảo thêm tại đây: Facebook Pixel

2. Chọn chiến dịch quảng cáo phù hợp với mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp

Trước khi tạo quảng cáo, việc đầu tiên bạn cần làm là cân nhắc mục tiêu kinh doanh của bạn là gì. Bạn muốn quảng cáo của mình thành công như thế nào? Khách hàng sẽ có hành động thế nào sau khi xem quảng cáo của bạn? Một khi bạn trả lời được những câu hỏi này, bạn đã xác định được mục tiêu quảng cáo của mình. 

Lựa chọn chiến dịch phù hợp mục tiêu của doanh nghiệp
Hình 2: Lựa chọn chiến dịch phù hợp mục tiêu của doanh nghiệp

Ví dụ: Nếu muốn hiển thị trang Shopee cho những người quan tâm đến sản phẩm của mình, bạn có thể tạo quảng cáo khuyến khích mọi người mua hàng tại đây.

Mục tiêu quảng cáo có 3 hạng mục sau đây, có thể bao gồm mục tiêu của doanh nghiệp bạn hướng đến.

– Mục tiêu về mức độ nhận biết thương hiệu

Là mục tiêu hàng đầu để tạo sự quan tâm của khách hàng đến sản phẩm, dịch vụ mà bạn cung cấp. Ở giai đoạn này, khách hàng chưa biết về bạn, chưa nhận biết được nhu cầu cá nhân. Và đây là thời điểm thích hợp để bạn tiếp cận khách hàng, khơi gợi nhu cầu và giới thiệu doanh nghiệp đến với họ. 

Ví dụ: Khi Jollibee chuẩn bị ra mắt sản phẩm sandwich gà. Bằng cách sử dụng mục tiêu về mức độ nhận biết thương hiệu, họ có thể tạo một chiến dịch để nêu bật sự thơm ngon của sandwich và giòn rụm của gà đến với người tiêu dùng. 

Câu chuyện thành công của Cutdi Station trong việc tăng mức độ nhận biết thương hiệu:

Thành công trong tăng mức độ nhận biết thương hiệu của Cutdi Station

– Mục tiêu về sự cân nhắc

Mục tiêu này giúp bạn tiếp cận đến khách hàng quan tâm sản phẩm, dịch vụ và tìm kiếm thông tin về doanh nghiệp của bạn. 

Ví dụ: Jollibee xây dựng những TVC quảng cáo với nhiều câu chuyện cảm động hay hài hước gắn kết với những món ăn của cửa hàng. Bằng cách sử dụng mục tiêu về sự cân nhắc, họ có thể tạo một chiến dịch quảng cáo khuyến khích mọi người đến cửa hàng hoặc đặt những món ăn của họ. 

Tham khảo tại đây: TVC quảng cáo chicken sandwich của Jollibee

– Mục tiêu về lượt chuyển đổi

Mục tiêu này nằm ở cuối chiến dịch quảng cáo, sử dụng khi bạn muốn khách hàng đăng ký, tham gia, tải về, mua hàng hay đến cửa hàng của bạn. 

Ví dụ: Với việc sử dụng mục tiêu về lượt chuyển đổi, Jollibee đã mở cửa hàng tại rất nhiều thành phố lớn, trải dài khắp các tỉnh thành tại Việt Nam, điều này khuyến khích khách hàng tiềm năng ghé qua cửa hàng gần nhất của họ và trải nghiệm.

Bạn đã chọn được mục tiêu kinh doanh phù hợp với doanh nghiệp của mình chưa? Hãy bắt tay vào thực hiện ngay nhé!

Tìm hiểu thêm tại đây: Chọn mục tiêu phù hợp với doanh nghiệp

3. Xác định khách hàng mục tiêu

Nói một cách đơn giản, khách hàng mục tiêu của bạn là nhóm người mà bạn đang tạo ra sản phẩm, dịch vụ của mình dành cho họ. Ví dụ: dịch vụ bạn kinh doanh là chụp ảnh cưới, khách hàng mục tiêu có thể là các cặp đôi vừa đính hôn. 

Xác định khách hàng mục tiêu
Hình 3: Xác định khách hàng mục tiêu

Khách hàng mục tiêu bao gồm: khách hàng đang mua sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp và khách hàng có tiềm năng sẽ mua trong tương lai. Nếu bạn không biết ai là khách hàng mục tiêu của bạn, chúng tôi sẽ gợi ý cho bạn 2 công cụ sau:

Audience Insights: công cụ này được tạo ra nhằm giúp bạn khai thác dữ liệu chạy Facebook Ads hiệu quả hơn. Audience Insights sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về sở thích, độ tuổi, giới tính, thu nhập,… của khách hàng tiềm năng. 

Bạn cũng có thể sử dụng công cụ này để khám phá thông tin những khách hàng đã thích trang của bạn hay thậm chí là trang của đối thủ. Đây là một công cụ rất hữu ích để phân tích khách hàng theo mong muốn. Bạn sẽ có được danh sách khách hàng đúng nhất cũng như những người giống với khách hàng mục tiêu bạn hướng đến.

– Lookalike Audiences: công cụ này giúp bạn tiếp cận những người giống với khách hàng hiện tại: chung sở thích, hành vi,… Khi có được tệp khách hàng tương tự, thuật toán của Facebook sẽ phân tích nhiều khía cạnh khác nhau của khách hàng tiềm năng và thu hẹp phạm vi đối tượng khách hàng lý tưởng của bạn. 

Tham khảo câu chuyện thành công của Manulife trong việc tăng lượng khách hàng tiềm năng:  Manulife tăng lượng khách hàng tiềm năng

4. Tối ưu hóa chiến dịch quảng cáo bằng tỷ lệ chuyển đổi

Để có kết quả tốt nhất, hãy chắc chắn bạn đã chọn tối ưu hoá phân phối quảng cáo phù hợp với mục tiêu kinh doanh của bạn, chẳng hạn như chuyển đổi hay người xem trang đích. 

Bằng cách này, thuật toán của Facebook sẽ hiển thị quảng cáo với những khách hàng có khả năng cao sẽ nhấp vào quảng cáo hay trang đích mà bạn chọn. Nếu tỷ lệ nhấp chuột cao nhưng khách hàng không truy cập, đăng ký hay mua sản phẩm, dịch vụ thì quảng cáo của bạn chưa thật sự tối ưu.

Khi bạn chỉ tối ưu hoá cho các nhấp chuột, thuật toán của Facebook chỉ tìm kiếm những người nhấp vào quảng cáo, nhưng không thực hiện mong muốn của bạn như mua hàng,… 

Đó là lý do tại sao điều quan trọng là tập trung vào tùy chọn tối ưu hoá phù hợp với mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. 

5. Chọn vị trí quảng cáo thích hợp để tăng phạm vi tiếp cận

Bạn có thể chọn vị trí hiển thị, những thiết bị và nền tảng khác nhau để tối ưu hoá chiến dịch quảng cáo của doanh nghiệp. Bạn cũng có thể chạy quảng cáo với “Automatic Placement” được đề xuất bởi Facebook. 

Chọn vị trí quảng cáo phù hợp
Hình 4: Chọn vị trí quảng cáo phù hợp

 

Khi chọn Vị trí quảng cáo tự động, mọi người có thể thấy bài quảng cáo của bạn tại các vị trí phù hợp với cài đặt của bạn trên Facebook, Instagram, Audience Network và Messenger. 

Ngoài ra, khi thêm các vị trí khác, bạn sẽ tìm được đối tượng khách hàng rộng hơn, quảng cáo càng hiển thị ở nhiều vị trí thì đối tượng mục tiêu của bạn có nhiều cơ hội tiếp cận hơn. 

Tuy nhiên, hãy luôn nhớ rằng vị trí quảng cáo phụ thuộc vào loại chiến dịch bạn đang thực hiện. 

Kết luận

Hy vọng bài viết trên hữu ích và giúp bạn chọn được cách tối ưu hoá chiến dịch quảng cáo phù hợp với doanh nghiệp của mình. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy để lại thông tin, chúng tôi sẵn sàng giải đáp miễn phí giúp bạn. Ken Marketing Solutions mong rằng sẽ có cơ hội giúp bạn một tay trong việc tối ưu hóa quảng cáo.

Tìm đọc thêm những bài viết bổ ích tại: https://ken-marketing.com/blog/

Đăng ký Email

Để nhận những bài viết chất lượng sớm nhất.
Chúng tôi cam kết không cung cấp cho bên thứ 3

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Bài viết liên quan

Giới thiệu về tác giả

Mình là Huân (Ken) - Hơn 10 năm làm trong ngành Digital Marketing.

Yêu Thích môn chạy bộ, chạy trên sân bóng, chạy deadline và chạy thẳng vào trong tâm trí của bạn